Chuẩn nén H.265/HEVC mới cho camera giám sát IP
Sự xuất hiện của một định dạng mới đó là mã hóa video hiệu suất
cao(HEVC) có thể tác động rất lớn đến camera giám sát IP trong vài năm
tới.
Công nghệ mới của nhà mạng Nhật Bản được đặt tên là H.265/HEVC (mã hóa
video hiệu suất cao), cải tiến hơn so với chuẩn H.264 AVC đang được sử
dụng rộng rãi. H.265/HEVC sẽ giúp người dùng tải video về điện thoại của
họ nhanh hơn rất nhiều và tiết kiệm được cước phí rất nhiều, do nó cắt
giảm ½ lượng dữ liệu cần truyền tải.
Điểm đặc biệt nữa là người dùng không cần phải nâng cấp hay thay đổi
điện thoại để xem được video chuẩn mới, vì nó không đòi hỏi khả năng xử
lý cao hơn H.264. Nhiều nhà mạng trên thế giới đang tỏ ra rất sốt sắng
với việc đón nhận công nghệ mới này.
Ủy ban truyền thông quốc tế (ITU) hôm nay đã đồng ý thông qua cấu hình
cho chuẩn nén video H.265, hay còn gọi là High Efficiency Video Coding –
HEVC (“codec video hiệu suất cao”). Định dạng mới hứa hẹn mang lại khả
năng nén cao gần gấp đôi (tức bitrate giảm đi một nửa) so với codec
H.264/AVC hiện đang được dùng phổ biến, do đó giúp giảm băng thông cần
thiết để truyền tải phim, đặc biệt là trên các thiết bị di động. Nhờ đó,
chúng ta không phải trả quá nhiều tiền cho việc xem phim với kết nối
3G/4G mà vẫn thưởng thức được video chất lượng cao, thời gian tải nội
dung cũng giảm đi. Video độ phân giải 4K Ultra-HD cũng vì thế mà trở nên
phổ biến hơn, miễn là hạ tầng mạng có thể đáp ứng được băng thông trong
khoảng 20-30Mbps (vẫn còn cao hơn nhiều so với băng thông mạng hiện
nay, nhưng hoàn toàn có thể trong tương lai).
ITU cho biết thêm rằng một số đối tác hiện đang bắt đầu nghiên cứu việc
tích hợp H.265, bao gồm ATEME, Broadcom, Cyberlink, Ericsson,
Fraunhofer HHI, Mitsubishi và NHK. Codec này bao gồm ba cấu hình chính:
Main (hỗ trợ video 8-bit 4:2:0), Main 10 (hỗ trợ video 10 bit) và Main
Still Picture (dành cho việc nén ảnh tĩnh, dùng chung công cụ với quá
trình nén video). Trong thời gian tới, ITU và một số bên có liên quan sẽ
tiếp tục phát triển các bản mở rộng cho H.265, bao gồm khả năng hỗ trợ
video 12-bit cũng như các định dạng màu cao cấp 4:2:2, 4:4:4 (xem thêm
về các định dạng màu ở đây). Phim 3D stereoscopic cũng nằm trong danh
sách nghiên cứu để bổ sung cho H.265/HEVC.
Tất nhiên, việc H.265 được chấp thuận không có nghĩa là chúng ta sẽ
thấy ngay các video theo chuẩn này xuất hiện. Có khả năng phần mềm giải
mã/mã hóa cho H.265 sẽ xuất hiện vào cuối năm nay, tuy nhiên chỉ khi nào
các nhà sản xuất tích hợp bộ chuyển mã vào trong chip thì H.265 mới bắt
đầu “cất cánh” (thường giai đoạn này mất từ 12 đến 18 tháng, có thể dài
hơn). Theo số liệu từ MeFeedia, khi iPad ra đời, số video nén theo
chuẩn H.264 đã tăng nhanh từ 10% lên 84% trong ít hơn ba năm. Điều tương
tự có thể cũng sẽ diễn ra với H.265, tất nhiên thiết bị đó không nhất
thiết phải là của Apple.
H.265/HEVC (High Efficiency Video Coding) là một định dạng nén video kế
thừa H.264/MPEG-4 AVC (Advanced Video Coding) được phát triển bởi
ISO/IEC Moving Picture Experts Group (MPEG) và ITU-T Video Coding
Experts Group (VCEG). MPEG và VCEG đã thành lập một nhóm cộng tác viên
về mã hóa video để phát triển chuẩn HEVC.
HEVC có tỷ lệ nén dữ liệu gấp đôi so với H.264/MPEG-4 AVC ở cùng một
mức độ chất lượng video. Nói cách khác nó có thể được sử dụng để cung
cấp chất lượng hình ảnh được cải thiện đáng kể tại cùng một tốc độ bit .
Hỗ trợ 8K UHD (Ultra high definition television) và độ phân giải lên
đến 8192×4320 (4320P).
H.265/HEVC cũng mang lại những cải tiến về tiếng ồn, không gian màu sắc
và quan trọng nhất để giám sát một phạm vi hoạt động nâng cao.
Ứng dụng các tiêu chuẩn mới trong hầu hết các camera IP sẽ còn phải mất
còn vài năm nữa. Thông thường, sau khi tiêu chuẩn được phát triển, phải
mất vài năm cho việc sử dụng chúng sau đó mới ứng dụng vào các thị
trường khác nhau, bắt đầu với thị trường dành người tiêu dùng và sau đó
vào an ninh và các thị trường khác nhỏ hơn.
Hiện nay, hầu hết đều sử dụng định dạng mã hóa video hàng đầu là
H.264/MPEG-4, được phát triển vào năm 1999 và chỉ gần đây mới trở thành
một chuẩn trong thị trường an ninh, hơn một thập kỷ sau khi nó đã được
phê duyệt. H.265/HEVC cũng có thể mất vài năm để phổ biến hơn nữa.
Website: www.vuhoangsecurity.com
Trụ sở chính: Số 46E3 Nguyễn Văn Đậu,
Phường 6, Quận Bình Thạnh, Tp.HCM.
Điện thoại: (08) 35 166 166 – Fax: (08) 3516 2222
Chi nhánh 2: Số 49 Lãnh Binh Thăng, Phường 12, Quận 11, Tp.HCM
Điện thoại: (08) 39 625 555 – Fax: (08) 3516 2222
Chi nhánh Hà Nội: Số 23 Ngõ 113 Phố Vĩnh Hồ, Quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: (04) 6256 1111 - Fax: (04) 6257 4567
Điện thoại: (08) 35 166 166 – Fax: (08) 3516 2222
Chi nhánh 2: Số 49 Lãnh Binh Thăng, Phường 12, Quận 11, Tp.HCM
Điện thoại: (08) 39 625 555 – Fax: (08) 3516 2222
Chi nhánh Hà Nội: Số 23 Ngõ 113 Phố Vĩnh Hồ, Quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: (04) 6256 1111 - Fax: (04) 6257 4567
Mr Quốc Việt 0914515355
Email: quocviet@vuhoangtelecom.vn
Đọc thêm » Y!m: sale.vuhoangtelecom - Skype: vuhoangsecurity
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét